ĐỀ ÁN Tổ chức Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc lần thứ nhất

(Cập nhật: 2/15/2009 2:54:52 PM)

Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-BCĐ ngày tháng năm 2009 của Trưởng Ban Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc lần thứ nhất)

 ĐỀ ÁN

Tổ chức Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc lần thứ nhất  

(Ban hành kèm theo Quyết định số         /QĐ-BCĐ ngày     tháng     năm 2009

của Trưởng Ban Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc lần thứ nhất)

-----------------------

 

              Thực hiện Quyết định số 76/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 16/01/2008 về việc phê duyệt Đề án thành lập Tổ chức luật sư toàn quốc; Quyết định số 1033/QĐ-BCĐ của Bộ trưởng Bộ tư pháp, Trưởng Ban Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc lần thứ nhất ngày 03/6/2008 về việc thành lập Hội đồng lâm thời luật sư toàn quốc, Hội đồng lâm thời luật sư toàn quốc xây dựng Đề án tổ chức Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc lần thứ nhất như sau:

I. Ý NGHĨA, MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU TỔ CHỨC ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU LUẬT SƯ TOÀN QUỐC LẦN THỨ NHẤT.

1. Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc lần thứ nhất nhằm thành lập Liên đoàn luật sư Việt Nam đánh dấu sự phát triển của đội ngũ luật sư và nghề luật sư ở nước ta đáp ứng yêu cầu xây dựng đất nước, phát triển kinh tế-xã hội của thời kỳ công nghiệp hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Việc tổ chức Đại hội phải đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, phát huy được trí tuệ và trách nhiệm của đội ngũ luật sư trong cả nước.

2. Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc lần thứ nhất là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong giới luật sư nhằm xây dựng phương hướng, nhiệm vụ về tổ chức và hoạt động luật sư trong thời gian tới, tìm ra những giải pháp tổ chức, động viên giới luật sư thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của luật sư theo quy định của Luật Luật sư, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế-xã hội trong thời kỳ đổi mới của đất nước.

3. Các đại biểu đi dự Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc lần thứ nhất phải là những người thật sự tiêu biểu cho giới luật sư. Việc bầu các ủy viên Hội đồng luật sư toàn quốc, Ban Thường vụ và các chức danh lãnh đạo của Liên đoàn luật sư Việt Nam phải coi trọng chất lượng, phẩm chất chính trị, trí tuệ và năng lực hoạt động thực tiễn, đồng thời có số lượng và cơ cấu hợp lý để lãnh đạo và chỉ đạo tốt công tác luật sư trong nhiệm kỳ thứ nhất.

4. Phải tạo được không khí sôi nổi, phấn khởi trước, trong và sau Đại hội trong giới luật sư cả nước và đảm bảo Đại hội được tổ chức trang trọng, thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm, tránh phô trương hình thức. Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc lần thứ nhất phải thực sự là ngày hội của giới luật sư Việt Nam, được tổ chức với phương châm: Đoàn kết, hợp tác, dân chủ, kỷ cương, lương tâm và trách nhiệm.

II. NHIỆM VỤ CỦA ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU LUẬT SƯ TOÀN QUỐC LẦN THỨ NHẤT.

1. Thành lập Liên đoàn luật sư Việt Nam, củng cố hoàn thiện hệ thống tổ chức xã hội nghề nghiệp của luật sư nhằm phát huy vai trò tự quản của tổ chức luật sư ở Việt Nam.

2. Thảo luận và thông qua Báo cáo chính trị của Đại hội, đặc biệt thảo luận và thông qua phương hướng tổ chức và hoạt động của Liên đoàn luật sư Việt Nam nhiệm kỳ thứ nhất.

3. Thảo luận và thông qua Điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam.

4. Bầu ra các chức danh lãnh đạo của Liên đoàn luật sư Việt Nam theo quy định của Luật Luật sư và Điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam.

III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ CHO ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU LUẬT SƯ TOÀN QUỐC LẦN THỨ NHẤT.

1. Hội đồng lâm thời luật sư toàn quốc ra quyết định thành lập Ban Tổ chức Đại hội Đại biểu luật sư toàn quốc lần thứ nhất và 05 tiểu ban phục vụ Đại hội.

1.1. Ban Tổ chức Đại hội:

Ban Tổ chức Đại hội do ông Chủ tịch Hội đồng lâm thời luật sư toàn quốc phụ trách và gồm các luật sư có tên sau đây:

1. Luật sư Lê Thúc Anh, Chủ tịch Hội đồng lâm thời luật sư toàn quốc, Trưởng Ban;

2. Luật sư Trần Đại Hưng, Phó Chủ tịch Hội đồng lâm thời luật sư toàn quốc, Phó Trưởng Ban;

3. Luật sư Nguyễn Văn Thảo, Phó Chủ tịch Hội đồng lâm thời luật sư toàn quốc, Phó Trưởng Ban;

4. Luật sư Nguyễn Trọng Tỵ, thành viên Hội đồng lâm thời luật sư toàn quốc, Chủ nhiệm Đoàn luật sư thành phố Hà Nội, uỷ viên;

5. Luật sư Nguyễn Lịch, thành viên Hội đồng lâm thời luật sư toàn quốc, Chủ nhiệm Đoàn luật sư tỉnh Phú Thọ, uỷ viên;

6. Luật sư Nguyễn Đăng Trừng, thành viên Hội đồng lâm thời luật sư toàn quốc, Chủ nhiệm Đoàn luật sư thành phố Hồ Chí Minh, uỷ viên;

7. Luật sư Phạm Hồng Hải, thành viên Hội đồng lâm thời luật sư toàn quốc, ủy viên Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư thành phố Hà Nội, ủy viên.

1.2. Giúp việc cho Ban Tổ chức Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc lần thứ nhất bao gồm 5 tiểu ban sau:

1.2.1. Tiểu ban Nhân sự:

- Tiểu ban Nhân sự có nhiệm vụ xây dựng Đề án nhân sự; dự kiến nhân sự Đoàn Chủ tịch, Ban Thư ký, Ban Kiểm phiếu, Ban Giám sát bầu cử.

- Tiểu ban Nhân sự gồm các luật sư và ông (bà) có tên sau đây:

1. Luật sư Lê Thúc Anh, Chủ tịch Hội đồng lâm thời luật sư toàn quốc, Trưởng tiểu ban;

2. Luật sư Trần Đại Hưng, Phó Chủ tịch Hội đồng lâm thời luật sư toàn quốc, Phó Trưởng tiểu ban;

3. Luật sư Nguyễn Văn Thảo, Phó Chủ tịch Hội đồng lâm thời luật sư toàn quốc, Phó Trưởng tiểu ban;

4. Luật sư Nguyễn Trọng Tỵ, thành viên Hội đồng lâm thời luật sư toàn quốc, Chủ nhiệm Đoàn luật sư thành phố Hà Nội, uỷ viên;

5. Luật sư Nguyễn Đăng Trừng, thành viên Hội đồng lâm thời luật sư toàn quốc, Chủ nhiệm Đoàn luật sư thành phố Hồ Chí Minh, ủy viên;

6. Luật sư Lê Công Bàn, thành viên Hội đồng lâm thời luật sư toàn quốc, Chủ nhiệm Đoàn luật sư thành phố Đà Nẵng, ủy viên;

7. Luật sư Nguyễn Viết Bình, thành viên Hội đồng lâm thời luật sư toàn quốc, Chủ nhiệm Đoàn luật sư thành phố Cần Thơ, ủy viên;

8. Ông Nguyễn Văn Bốn, Phó Vụ trưởng Vụ Bổ trợ tư pháp, Bộ Tư pháp, uỷ viên.

1.2.2. Tiểu ban Tổ chức:

- Tiểu ban Tổ chức có nhiệm vụ xây dựng Đề án tổ chức Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc lần thứ nhất; xây dựng Quy chế bầu đại biểu tham dự Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc lần thứ nhất; xây dựng nội quy, quy chế làm việc của Đại hội, các văn bản phục vụ cho công tác bầu cử, thể lệ bầu cử, biên bản kiểm phiếu…; thẩm tra tư cách đại biểu, lập danh sách đại biểu; triệu tập đại biểu; liên hệ mời các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu là khách mời khác; xây dựng chương trình Đại hội; tổ chức cuộc thi thiết kế mẫu biểu tượng (logo) của Liên đoàn luật sư Việt Nam; liên hệ và chuẩn bị công tác an ninh tại khu vực Đại hội (A25)…

- Tiểu ban Tổ chức gồm các luật sư và ông (bà) có tên sau đây:

1. Luật sư Trần Đại Hưng, Phó Chủ tịch Hội đồng lâm thời luật sư toàn quốc, Trưởng tiểu ban;

2. Luật sư Nguyễn Lịch, thành viên Hội đồng lâm thời luật sư toàn quốc, Chủ nhiệm Đoàn luật sư tỉnh Phú Thọ, Phó Trưởng tiểu ban;

3. Luật sư Nguyễn Cẩm, thành viên Hội đồng lâm thời luật sư toàn quốc, Chủ nhiệm Đoàn luật sư thành phố Hải Phòng, ủy viên;

4. Luật sư Nguyễn Thế Phong, thành viên Hội đồng lâm thời luật sư toàn quốc, Chủ nhiệm Đoàn luật sư tỉnh Long An, ủy viên;

5. Bà Đỗ Hoàng Yến, Vụ trưởng Vụ Bổ trợ tư pháp, Bộ Tư pháp, uỷ viên.

6. Luật sư Nguyễn Văn Chiến, Phó Chủ nhiệm Đoàn luật sư thành phố Hà Nội, ủy viên;

7. Luật sư Hoàng Huy Được, Phó Chủ nhiệm Đoàn luật sư thành phố Hà Nội, ủy viên;

8. Luật sư Phạm Thị Vạn Thanh, Phó Chủ nhiệm Đoàn luật sư tỉnh Lâm Đồng, ủy viên;

9. Luật sư Phạm Văn Đàm, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội, ủy viên;

10. Luật sư Đỗ Ngọc Thịnh, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội, ủy viên.

1.2.3. Tiểu ban Văn kiện:

- Tiểu ban Văn kiện có nhiệm vụ xây dựng dự thảo Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam, dự thảo Báo cáo chính trị nhiệm kỳ thứ nhất; hướng dẫn các Đoàn luật sư thảo luận về dự thảo Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam, dự thảo Báo cáo chính trị nhiệm kỳ thứ nhất; tổng hợp các ý kiến đóng góp vào các văn kiện của Đại hội; định hướng các nội dung cần thảo luận tại Đại hội; xây dựng báo cáo tổng hợp ý kiến, tiếp thu, giải trình tại Đại hội; chuẩn bị bài phát biểu cho các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; xây dựng dự thảo nghị quyết của Đại hội…

- Tiểu ban Văn kiện gồm các luật sư có tên sau đây:

1. Luật sư Nguyễn Văn Thảo, Phó Chủ tịch Hội đồng lâm thời luật sư toàn quốc, Trưởng tiểu ban;

2. Luật sư Phạm Văn Kha, thành viên Hội đồng lâm thời luật sư toàn quốc, Chủ nhiệm Đoàn luật sư tỉnh Ninh Bình, Phó Trưởng tiểu ban;

3. Luật sư Chu Đức Lưu, thành viên Hội đồng lâm thời luật sư toàn quốc, Chủ nhiệm Đoàn luật sư tỉnh Đăk Lăk, ủy viên;

4. Luật sư Phan Thông Anh, Phó Chủ nhiệm Đoàn luật sư tỉnh Bình Phước, uỷ viên;

5. Luật sư Nguyễn Thị Vân Hằng, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội, ủy viên;

6. Luật sư Nguyễn Phương Nam, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội, ủy viên;

7. Luật sư Vũ Văn Thìn, Đoàn luật sư thành phố Hồ Chí Minh, ủy viên.

1.2.4. Tiểu ban Tài chính - hậu cần:

- Tiểu ban Tài chính - hậu cần có nhiệm vụ vận động kêu gọi tài trợ cho Đại hội từ các luật sư, doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước; lập dự trù kinh phí tổ chức Đại hội; tổ chức lễ tân, khánh tiết cho Đại hội; thuê hội trường, banner, đèn chiếu; chuẩn bị chỗ ăn, ở cho đại biểu ngoại tỉnh và xe đưa đón đại biểu từ chỗ ở đến địa điểm tổ chức Đại hội; chuẩn bị máy in, photocopy và các trang thiết bị cần thiết khác phục vụ cho việc bầu cử; chuẩn bị điều kiện vật chất và các công việc khác liên quan đến hậu cần (in ấn, phát hành tài liệu…)…

- Tiểu ban Tài chính - hậu cần gồm các luật sư và ông (bà) có tên sau đây:

1. Luật sư Nguyễn Trọng Tỵ, thành viên Hội đồng lâm thời luật sư toàn quốc, Chủ nhiệm Đoàn luật sư thành phố Hà Nội, Trưởng tiểu ban;

2. Luật sư Nguyễn Thanh Bình, Chánh Văn phòng Hội đồng lâm thời luật sư toàn quốc, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội, Phó Trưởng tiểu ban;

3. Luật sư Phan Thiên Vượng, thành viên Hội đồng lâm thời luật sư toàn quốc, Chủ nhiệm Đoàn luật sư tỉnh Đồng Nai, ủy viên;

4. Luật sư Hoàng Thanh Bình, thành viên Hội đồng lâm thời luật sư toàn quốc, Chủ nhiệm Đoàn luật sư tỉnh Nghệ An, ủy viên;

5. Ông Lê Hồng Sơn, Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp, ủy viên;

6. Luật sư Vũ Bá Thanh, Chủ nhiệm Đoàn luật sư tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, ủy viên;

7. Luật sư Nguyễn Thị Quỳnh Anh, ủy viên Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư thành phố Hà Nội, ủy viên;

8. Luật sư Lê Đức Bính, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội, ủy viên;

9. Luật sư Diệp Hoài Nam, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội, uỷ viên;

10. Luật sư Từ Vĩnh Lợi, Đoàn luật sư thành phố Hồ Chí Minh, ủy viên;

11. Luật sư Trần Tuấn Phong, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội, ủy viên;

12. Luật sư Hoàng Ngọc Thành, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội, ủy viên;

13. Luật sư Vũ Văn Thắng, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội, ủy viên.

1.2.5. Tiểu ban Tuyên truyền:

- Tiểu ban Tuyên truyền có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tuyên truyền cho Đại hội; tổ chức tuyên truyền trước và trong Đại hội: tổ chức họp báo; viết bài đăng báo theo các chuyên đề; xây dựng chương trình truyền hình về Đại hội; xây dựng và treo băng rôn, biểu ngữ về Đại hội, khẩu hiệu chào mừng đại biểu về dự Đại hội; chuẩn bị thông cáo báo chí; mời báo chí và cơ quan thông tấn tham gia và đưa tin về Đại hội; xây dựng chương trình văn nghệ, thể dục thể thao chào mừng Đại hội; xây dựng kỷ yếu Đại hội…

- Tiểu ban Tuyên truyền gồm các luật sư và ông (bà) có tên sau đây:

1. Luật sư Phạm Hồng Hải, thành viên Hội đồng lâm thời luật sư toàn quốc, ủy viên Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư thành phố Hà Nội, Trưởng tiểu ban;

2. Luật sư Trần Đại Hưng, Phó Chủ tịch Hội đồng lâm thời luật sư toàn quốc, Phó Trưởng tiểu ban;

3. Luật sư Nguyễn Đình Thơ, Chủ nhiệm Đoàn luật sư tỉnh Khánh Hòa, ủy viên;

4. Luật sư Bùi Quang Nghiêm, Phó Chủ nhiệm Đoàn luật sư thành phố Hồ Chí Minh, ủy viên;

5. Luật sư Lê Xuân Thảo, Phó Chủ nhiệm Đoàn luật sư thành phố Hà Nội, ủy viên;

6. Luật sư Vương Trọng Thế, Phó Chủ nhiệm Đoàn luật sư thành phố Hà Nội, ủy viên;

7. Luật sư Nguyễn Xuân Bính, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội, ủy viên;

8. Luật sư Phan Trung Hoài, Đoàn luật sư thành phố Hồ Chí Minh, ủy viên;

9. Luật sư Lê Thu Hiền, Đoàn luật sư thành phố Hồ Chí Minh, ủy viên;

10. Nhà báo, luật sư Vũ Duy Thiệu, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội, ủy viên.

2. Về đại biểu tham dự Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc lần thứ nhất.

- Thành viên Hội đồng lâm thời luật sư toàn quốc và Chủ nhiệm các Đoàn luật sư;

- Đại biểu do Đại hội của các Đoàn luật sư bầu theo quy định tại Quy chế bầu đại biểu tham dự Đại hội được ban hành kèm theo Quyết định số 1648/QĐ-HĐLT ngày 26/8/2008 của Hội đồng lâm thời luật sư toàn quốc.

- Đại biểu do Hội đồng lâm thời luật sư toàn quốc chỉ định của hai địa phương là Điện Biên, Lai Châu và một số luật sư trong danh sách ứng cử viên vào Hội đồng luật sư toàn quốc.

3. Về dự thảo các báo cáo trình Đại hội.

3.1. Dự thảo Báo cáo chính trị bao gồm các nội dung chính:

- Đánh giá khái quát quá trình hình thành đội ngũ luật sư, tổ chức hoạt động luật sư ở Việt Nam;

- Phương hướng phát triển nghề luật sư ở Việt Nam trong thời gian tới (đến năm 2020);

- Nhiệm vụ của Liên đoàn luật sư Việt Nam trong nhiệm kỳ thứ nhất.

3.2. Hội đồng lâm thời luật sư toàn quốc hướng dẫn các Đoàn luật sư thảo luận, đóng góp kiến về các báo cáo trình Đại hội, về dự thảo Điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam.

4. Về biểu tượng của Liên đoàn luật sư Việt Nam (logo)

4.1. Biểu tượng của Liên đoàn luật sư Việt Nam do Điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam quy định.

4.2. Hội đồng lâm thời luật sư toàn quốc tổ chức cuộc thi thiết kế mẫu biểu tượng Liên đoàn luật sư Việt Nam (logo) trưng cầu để lấy ý kiến đóng góp tại Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc lần thứ nhất.

5. Về chuẩn bị nhân sự bầu các cơ quan lãnh đạo của Liên đoàn luật sư Việt Nam.

5.1. Tiểu ban Nhân sự có nhiệm vụ xây dựng các phương án bầu ủy viên Hội đồng luật sư toàn quốc, Ban Thường vụ và các chức danh lãnh đạo của Liên đoàn luật sư Việt Nam để Hội đồng lâm thời luật sư toàn quốc thông qua và xin ý kiến chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc lần thứ nhất.

5.2. Các phương án bầu ủy viên Hội đồng luật sư toàn quốc, Ban Thường vụ và các chức danh lãnh đạo của Liên đoàn luật sư Việt Nam phải xác định rõ tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng thành viên, nguyên tắc và trình tự tiến hành bầu các cơ quan lãnh đạo của Liên đoàn luật sư Việt Nam.

5.3. Quá trình chuẩn bị nhân sự và tiến hành bầu các cơ quan lãnh đạo của Liên đoàn luật sư Việt Nam phải bảo đảm dân chủ, công khai minh bạch, đoàn kết, xây dựng và đạt hiệu quả cao.

IV. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC ĐẠI HỘI

1. Thành phần đại biểu dự đại hội đại biểu luật sư toàn quốc lần thứ nhất

1.1.Về khách mời: Đại hội mời một số đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đại biểu đại diện các cơ quan, Bộ, ban, ngành và đoàn thể ở Trung ương; đại biểu là lãnh đạo Thành ủy, UBND thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; đại biểu là một số nhà tài trợ nước ngoài; các cơ quan thống tấn báo chí. Tổng số đại biểu là khách mời: không quá 50 đại biểu.

1.2. Về đại biểu tham dự Đại hội: Không quá 350 đại biểu, bao gồm đại biểu đương nhiên (thành viên Hội đồng lâm thời luật sư toàn quốc và Chủ nhiệm các Đoàn luật sư); đại biểu được bầu từ các Đoàn luật sư các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; đại biểu do Hội đồng lâm thời luật sư toàn quốc chỉ định của hai địa phương là Điện Biên, Lai Châu và một số luật sư trong danh sách ứng cử viên vào Hội đồng luật sư toàn quốc.

Tổng số đại biểu tham dự Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc lần thứ nhất không quá 400 người.

2. Dự kiến chương trình Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc lần thứ nhất

2.1. Phiên trù bị (diễn ra ½ ngày):

- Hội đồng lâm thời luật sư toàn quốc giới thiệu Đoàn Chủ tịch, Ban Thẩm tra tư cách đại biểu, Ban Thư ký, Ban Giám sát bầu cử để Đại hội thông qua.

- Trình bày báo cáo thẩm tra tư cách đại biểu, thông qua tư cách đại biểu.

- Phổ biến nội quy Đại hội; Trình bày và thông qua quy chế Đại hội.

- Thông qua chương trình và thời gian làm việc của Đại hội.

- Thông qua quy chế bầu cử ủy viên Hội đồng luật sư toàn quốc nhiệm kỳ thứ nhất.

- Thảo luận, thông qua danh sách ứng cử viên ủy viên Hội đồng luật sư toàn quốc nhiệm kỳ thứ nhất.

2.2. Phiên chính thức (diễn ra 1,5 ngày):

- Ngày thứ nhất:

Buổi sáng:

+ Chào cờ, hát Quốc ca.

+ Đoàn Chủ tịch và Ban Thư ký vào vị trí làm việc.

+ Khai mạc và giới thiệu đại biểu tham dự Đại hội (Đại biểu khách mời và đại biểu của Đại hội).

+ Trình bày Báo cáo chính trị của Đại hội.

+ Trình bày Báo cáo về dự thảo Điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam.

+ Đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước phát biểu chỉ đạo Đại hội.

+ Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc lần thứ nhất phát biểu ý kiến.

+ Đại hội thảo luận dự thảo Điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam.

+ Đoàn Chủ tịch trình bày tổng hợp tiếp thu ý kiến đóng góp của đại biểu về dự thảo Điều lệ và Đại hội biểu quyết thông qua Điều lệ Liên đoàn luật sư.

Buổi chiều:

+ Đoàn Chủ tịch điều hành Đại hội bầu cử uỷ viên Hội đồng luật sư toàn quốc nhiệm kỳ thứ nhất.

+ Đại hội tiến hành bầu cử uỷ viên Hội đồng luật sư toàn quốc nhiệm kỳ thứ nhất.

+ Đại hội tiến hành thảo luận dự thảo Báo cáo chính trị.

+ Đại hội công bố kết quả bầu cử uỷ viên Hội đồng luật sư toàn quốc nhiệm kỳ thứ nhất.

+ Hội đồng luật sư toàn quốc nhiệm kỳ thứ nhất tiến hành phiên họp đầu tiên để bầu ủy viên Ban Thường vụ và các chức danh lãnh đạo của Liên đoàn luật sư Việt Nam.

- Ngày thứ hai (1/2 ngày):

+ Đại hội công bố kết quả bầu cử ủy viên Ban Thường vụ và các chức danh lãnh đạo của Liên đoàn luật sư Việt Nam.

+ Hội đồng luật sư toàn quốc, ủy viên Ban Thường vụ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Liên đoàn luật sư Việt Nam nhiệm kỳ thứ nhất ra mắt.

+ Trưng cầu biểu tượng Liên đoàn luật sư Việt Nam (logo).

+ Đại hội biểu quyết thông qua các chỉ tiêu, vấn đề lớn của nhiệm kỳ thứ nhất và thông qua Nghị quyết Đại hội.

+ Lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát biểu.

+ Bế mạc Đại hội.

Trên cơ sở Đề án tổ chức Đại hội, tiểu ban Tổ chức Đại hội có trách nhiệm xây dựng chương trình Đại hội cụ thể, chi tiết và phù hợp để thực hiện các nội dung của Đại hội.

3. Về thời gian, địa điểm, kinh phí và triệu tập Đại hội

3.1. Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc lần thứ nhất dự kiến được tiến hành vào giữa quý I năm 2009. Thời gian Đại hội là 02 ngày.

3.2. Địa điểm tổ chức Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc lần thứ nhất tại Thủ đô Hà Nội.

3.3. Kinh phí tổ chức Đại hội:

- Sự hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước là chính.

- Huy động đóng góp tự nguyện của các Đoàn luật sư, luật sư, các tổ chức hành nghề luật sư.

- Tài trợ từ các tổ chức trong và ngoài nước.

3.4. Hội đồng lâm thời luật sư toàn quốc quyết định triệu tập Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc lần thứ nhất.

V. BIỆN PHÁP VÀ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN

1. Hội đồng lâm thời luật sư toàn quốc phối hợp với Bộ Tư pháp để xây dựng Đề án tổ chức Đại hội, chương trình, kế hoạch làm việc của Hội đồng trong quá trình chuẩn bị việc tiến hành Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc lần thứ nhất: đã hoàn thành trong tháng 6 và 7/2008.

2. Hội đồng lâm thời luật sư toàn quốc thảo luận và thông qua các Dự thảo về Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam, Báo cáo chính trị, quy chế bầu đại biểu tham gia Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc lần thứ nhất để gửi xuống các Đoàn luật sư: đã hoàn thành trong tháng 8, 9/2008.

3. Hội đồng lâm thời luật sư toàn quốc phối hợp với Bộ Tư pháp theo dõi, hướng dẫn và chỉ đạo các Đoàn luật sư tiến hành đại hội theo nhiệm kỳ; tổ chức các cuộc hội thảo lấy ý kiến đóng góp xây dựng các văn kiện trình Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc lần thứ nhất: quý III, IV năm 2008.

4. Hội đồng lâm thời luật sư toàn quốc trình Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc lần thứ nhất phê duyệt Đề án tổ chức Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc lần thứ nhất: tháng 1/2009. Ban Tổ chức Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc lần thứ nhất và các tiểu ban phục vụ Đại hội đi vào hoạt động: quý I/2009.

5. Tiểu ban Nhân sự xây dựng Đề án nhân sự Đại hội trình Hội đồng lâm thời luật sư toàn quốc và báo cáo Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc lần thứ nhất: quý I/2009.

6. Lãnh đạo Hội đồng lâm thời luật sư toàn quốc báo cáo kết quả công tác chuẩn bị tổ chức Đại hội với Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc lần thứ nhất: quý I/2009.

7. Lãnh đạo Hội đồng lâm thời luật sư toàn quốc thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc lần thứ nhất về tổ chức Đại hội và ra thông báo chính thức tiến hành Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc lần thứ nhất: giữa quý I/2009./.

luat su viet nam

 

Tin tức khác

Cuoi trang trong